[Kiến Thức] Cự Ly Marathon Được Đo Đạc Như Thế Nào?

Lilian Li-Jung Huang
Đăng ngày 25/08/2020
2,053 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Đối với các marathoner thì cự ly marathon là một câu hỏi với lời giải đáp dễ như ăn cơm bữa vậy, bởi đây là thường thức của họ nên họ cũng không cần phải mất thời gian suy nghĩ. Quãng đường 42.195 km không giống như hằng số chu vi đường tròn pi (π), cho dù bạn có thuộc lòng số pi đi chăng nữa cũng không thể nào lấy được lòng của toàn bộ học sinh trong trường như nhân vật thiếu niên Pi đâu, do đó việc hoàn thành đường chạy sẽ thiết thực hơn nhiều. Tuy nhiên, có lẽ bạn cũng đã từng đặt câu hỏi về cách đo đường chạy marathon, cự ly của đường chạy này có phải được đo đạc theo tiêu chuẩn của một cục đo lường nào đó không, với lý do đảm bảo mức độ chính xác của chiều dài 42.195 km hay không?


(Nguồn ảnh:dlritter)

Trên thực tế thì xe đạp đã được sử dụng như công cụ đo đạc khoảng cách của các giải marathon ở tầm quốc tế từ năm 1986, đương nhiên là tiêu chuẩn đo lường đều phải tuân theo một qui định chung là dụng cụ đo đạc này (xe đạp) bắt buộc phải phù hợp với tiêu chuẩn đề ra của Liên đoàn điền kinh thế giới (International Association of Athletics Federations, IAAF), thậm chí đến thương hiệu máy đo hay phương pháp đo cũng phải tuân theo nguyên tắc khắc khe của tổ chức thế giới này. Do đó, trước khi sử dụng xe đạp để đo khoảng cách, họ dùng thước đo trước, như vậy mới có thể đảm bảo tính công bằng của các cuộc đua.

Nhắc đến tính công bằng thì khá nhiều VĐV chuyên nghiệp thế giới có lẽ cũng có chút không can tâm lắm. Đối với giải đua đẳng cấp quốc tế như Boston marathon do đường chạy nổi tiếng bằng phằng, nên nhiều runner chuyên nghiệp thường lập kỉ lục chạy mới cho đường đua này, tuy nhiên trong thâm tâm của Liên đoàn IAAF, nếu đường chạy quá bằng phẳng sẽ giúp cho các runner như diều gặp gió liên tục lập kỉ lục chạy mới, trên thực tế không nên công nhận những thành tích ưu việt này. Do đó, để đảm bảo sự công bằng, thì những kỉ lục của giải đua này không được liệt kê vào kỉ lục thế giới.

Xem ra thì việc đo lường đường chạy không cần bất kì kỹ năng đặc biệt nào cả, chỉ cần biết đạp xe là được, liệu có đúng vậy không? Thực ra, nhân viên đo lường là những chuyên gia “đo sàn” cả đời người chứ không giỡn đâu. Chẳng hạn như trong cuộc đua marathon của các giải Olympic thì một nhân viên đo đạc đường đua là những chuyên gia “đo sàn” có kinh nghiệm trên 40 năm mới có tư cách tham gia vào đội ngũ đo lường của Olympic.

Ở Nhật Bản, những đường đua của các giải marathon quan trọng đều được đo đạc một cách tỉ mỉ và chuẩn xác, trước khi sử dụng xe đạp theo chuẩn IAAF để tiến hành đo đạc thì các chuyên gia phải trải qua giai đoạn đo lường bằng các loại dây cáp có độ dài 50 cm (tương đương với 844 lần bo cua).

Nói đến đây nhiều runner vẫn không thể tránh khỏi một số nghi hoặc, chạy qua nhiều giải marathon vậy mà số lần hiển thị 42.195 km của đồng hồ GPS mang theo bên người chỉ đếm trên đầu ngón tay, không lẽ đến những giải đua marathon lớn cũng gian lận hay sao? Cho dù là những qui tắc của Liên đoàn IAAF có nghiêm ngặt đến đâu đi nữa thì vạn sự cũng khó tránh khỏi sai sót, chẳng hạn lấy công cụ đo lường xe đạp mà nói thì giới tính của nhân viên đo đạc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch sai số nho nhỏ của đường đua. Xem ra thì phương pháp đo lường của người Nhật cũng phần nào đáng tin cậy đây. Việc đo đạc đường đua marathon là khá thú vị, mặc dù theo qui định của IAAF là 42.195 km, thông thường dù bạn có chạy thêm khoảng 420 m thì vẫn được tính là hoàn thành đường đua. Tuy nhiên, nếu bạn chạy ít hơn cự ly qui định chỉ một mi li đi chăng nữa thì vẫn không được xem là hoàn thành marathon. Thì ra marathon là một thể loại đua chỉ có thể chạy nhiều hơn chứ không thể ít hơn con số 42.195 km.

Điều làm chúng ta phải kinh ngạc đó là nhiều giải đua trên thực tế không có thời gian và nguồn nhân lực để đảm bảo chiều dài chính xác của đường đua, ban tổ chức thường dùng xe máy hoặc lái xe hơi để đo đạc. Do đó, sau khi hoàn thành đường đua thì nhiều runner luôn thắc mắc về độ chính xác của chiều dài đường chạy. Nói chung, độ dài đường chạy không thể nào hoàn toàn chính xác với con số đề ra vì những khó khăn trong công việc đo đạc, cho nên chúng ta cũng không cần phải so đo chi cho mệt, chạy bộ mới thực sự là điều thú vị nhất, đâu cần phải so đo việc chạy nhiều hay ít phải không nào các bạn?


Tài liệu tham khảo:

 Nguồn bài viết: Running Biji